Những năm trở lại đây, nền công nghiệp điện năng lượng mặt trời đã thổi một làn gió mới vào Việt Nam. Người dân nắm bắt và sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam rất phổ biến. Các dự án điện mặt trời xây dựng liên tiếp. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Cấu tạo nhà máy điện mặt trời như thế nào? Cách lắp đặt điện mặt trời và nguyên lý hoạt động ra làm sao? Hãy cùng HT Solar Xanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Những điều cần biết về nhà máy điện mặt trời Parabolic
Parabolic đúng như tên gọi của nó. Nhà máy điện có hình dạng máng parabol được thiết kế bởi rất nhiều tấm gương hình máng. Với thiết kế này sẽ tập trung toàn bộ ánh sáng vào trọng tâm. Có các bộ thu ánh sáng được sắp xếp thẳng đứng theo hàng cạnh nhau với chiều dài hàng trăm mét. Bên cạnh đó cũng có những hàng được sắp xếp song song để tạo thành vùng thu ánh sáng mặt trời. Điều khác biệt của công nghệ này là đĩa Parabol khi được sử dụng chúng tập trung năng lượng ánh sáng vào cùng tiêu điểm. Cũng như các bộ thu nhiệt khác thì đĩa Parabol được dùng cho các nhà nghiên cứu và cấu tạo nhà máy điện mặt trời. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt của nhà máy.
ẢNH:
Nhà máy điện mặt trời Parabolic
Tìm hiểu thêm danh sách CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM lớn nhất ở hiện tại.
Tìm hiểu cấu tạo nhà máy điện mặt trời Parabolic
Đây là một trong những loại nhà máy phổ biết nhất hiện nay. Cấu tạo nhà máy điện mặt trời có các bộ phản xạ hình Parabol được lắp đặt hơn 900.000 tấm gương. Được cài đặt theo hướng bắc – nam và có thể quay theo hướng mặt trời. Đặc biệt có các tháp điện mặt trời hoạt động được là nhờ hàng nghìn tấm kính định nhật. Ngoài ra còn có bộ phận cấu tạo nữa đó là động cơ – đĩa mặt trời. Hệ thống đĩa được lắp đặt luôn hướng về phía mặt trời. Các hệ thống đĩa có công suất phát nhỏ hơn so với máng Parabol và tháp mặt trời khoảng chừng 3 đến 25 kilowatt.
Những nguyên lý hoạt động của Parabol cần phải biết.
Nguyên lý điện mặt trời Parabol có thể hoạt động với mức công suất như nhà máy điện mặt trời. Nguyên lý hoạt động không phức tạp mà vô cùng đơn giản. Các gương cong định nhật bắt lấy ánh sáng rồi tập chung ánh sáng vào một ống thu. Có tên mỹ miều là ống thu năng lượng mặt trời. Một môi trường truyền nhiệt chảy qua và được làm nóng lên bởi các bức xạ mặt trời. Ở trong môi trường này sẽ dần dần truyền nhiệt của nó sang nước, tạo ra hơi nước. Hơi nước có nhiệm vụ làm quay tuabin của máy phát điện.
ẢNH:
Nguyên lý hoạt động nhà máy điện mặt trời Parabol
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu thêm về suất đầu tư điện mặt trời ở Việt Nam
- Phát triển điện mặt trời Đà Nẵng – Có tiềm năng và thách thức gì?
Tìm hiểu về nhà máy điện tháp mặt trời
Trái ngược với nhà máy điện mặt trời Parabol thì nhà máy điện tháp mặt trời không xuất hiện nhiều trên thị trường. Nhà máy điện tháp mặt trời hay còn được gọi với cái tên máy thu trung tâm. Tháp năng lượng mặt trời sử dụng cột hoặc dàn để thu nhận ánh sáng tập trung. Sử dụng những tấm gương phẳng có thể di chuyển để tập trung ánh sáng mặt trời đến tháp. Chúng được chia làm hai loại nhà máy điện tháp đó là: Loại bình chứa thể tích chứa áp suất và loại bình chứa không có áp suất. Chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá về cấu tạo nhà máy điện mặt trời và nguyên lý điện mặt trời của 2 loại này.
Nhà máy điện mặt trời có áp suất
Đây là một trong những loại nhà máy có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Bởi mật độ ánh sáng tập trung để đốt nóng không khí trong bình chứa có áp suất khoảng 15 bar. Ngoài ra nhiệt độ lên tới 1100 độ C. Trước khi xuất hiện trên thị trường ngày nay thì kỹ thuật sử dụng được phát triển lần đầu tại Đức. Và đã được các nhà chuyên môn chứng minh là phù hợp với ứng dụng thực tiễn.
ẢNH:
Nhà máy điện mặt trời bình chứa có áp suất
Tìm hiểu về cấu tạo máy điện tháp mặt trời có áp suất
Mặc dù đây là loại nhà máy không phổ thông trên thị trường. Nhưng mọi nghiên cứu ứng dụng đều được tối ưu hóa các thành phần cấu tạo nhà máy điện mặt trời. Được thực hiện ở các nước như Tây Ban Nha, Mỹ. Trong đó nhà máy điện tháp có công suất 11 MW được xây dựng đầu tiên ở Seville – Tây Ban Nha năm 2006. Nhưng thay vì đốt nóng không khí thì bình chứa của nhà máy lại làm bay hơi nước. Một phần do nhiệt độ thấp dẫn đến hiệu suất tương đối thấp.
Nguyên lý hoạt động tháp mặt trời có áp suất
Tháp điện có các khối tròn gồm các đĩa phản xạ theo dõi trục lớn tuân thủ chính xác hướng đi của mặt trời trong ngày. Những tâm gương phản xạ sẽ tập trung ánh sáng mặt trời vào một máy thu trung tâm ở trên đỉnh tháp. Với loại nhà máy này hiệu suất sẽ tằng từ khoảng 35% đến 50%.
Nhà máy điện mặt trời không có áp suất
Nói về nhà máy điện mặt trời không có áp suất, lúc này không khí từ môi trường sẽ được chuyển đến bình chứa bởi một quạt gió. Các tháp năng lượng mặt trời có chiều cao từ 80 mét đến 110 mét. Với thiết kế này sẽ làm giảm tác động của việc che bóng và sử dụng đất.
ẢNH:
Nhà máy điện tháp mặt trời không có áp suất
Cấu tạo tháp điện mặt trời không áp suất
Dù có cấu tạo đặc biệt thế nào đi chăng nữa thì loại nhà máy này có xu hướng làm giảm mất mát nhiệt do phát xạ. Khi đó không khí được tăng nhiệt độ lên khoảng 650 độ C đến 850 độ C trước khi đưa vào lò để làm bay hơi nước. Điểu khiển chu trình hơi trong tuabin. Dựa vào mặt cấu tạo này mà tháp mặt trời không áp suất có những nguyên lý hoạt động riêng.
Nguyên lý hoạt động tháp mặt trời không áp suất
Đối với tháp mặt trời không có áp suất thì bình chứa được nung nóng bởi các tia bức xạ mặt trời. Rồi tiến hành chuyển nhiệt độ đó qua không khí xung quanh. Không khi trước khi đi vào bình chứa có nhiệt độ thấp. Khi vào trong bình chứa thì nhiệt độ được tăng lên cao.
Cấu tạo nhà máy điện mặt trời pin quang điện
Nguồn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch không bao giờ cạn kiệt. Nắm bắt điều này nên các nhà đầu tư không tiếc tiền rót vốn đầu tư vào các dự án Cấu tạo nhà máy điện mặt trời. Vậy Pin quang điện là gì? Nó có cấu tạo và hoạt động như nào? Pin quang điện hay còn gọi là pin năng lượng mặt trời có nhiều ứng dụng trong thực tế. Đây là thiết bị có chức năng chuyển hóa các quang năng thành điện năng. Mỗi tấm pin có bề mặt rất lớn để thu thập ánh sáng mặt trời rồi biến đổi những ánh sáng đó thành điện năng. Đặc biệt được thiết kế từ nhiều tế bào quang điện.
ẢNH:
Nhà máy điện mặt trời Pin quang điện
Tìm hiểu cấu tạo pin quang điện
Pin quang điện được cấu tạo bởi nhiều tế bào quang điện, là phần tử bán dẫn cảm biến ánh sáng. Các tế bào quang điện được ghép thành khối để trở thành pin mặt trời. Trung bình khoảng từ 60 đến 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặ trời. Chúng được thiết kế thành những modul rồi được ghép với nhau thành các tấm pin năng lượng mặt trời có diện tích lớn.
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của pin quang điện
Như đã nói ở trên pin năng lượng mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng. Các tấm pin mặt trời lớn ngày nay được lắp thêm bộ phận tự động điều khiển theo hướng ánh sáng mặt trời. Giống như loài hoa hướng dương luôn nhìn về phía mặt trời đón sáng.
Kết bài
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên thân thuộc với chúng ta. Nhờ có các nhà máy điện mặt trời mà nguồn năng lượng tự nhiên đó được chuyển thành điện phục vụ cho xã hội cho đời sống của mọi người. Hãy thường xuyên truy cập HTsolarXanh.com để cập nhật những thông tin mới nhất.