Trước đây, do giá tấm pin năng lượng mặt trời còn cao, phù hợp cho những khu vực mà hệ thống điện lưới chưa thể vươn tới như: Hải đảo, vùng cao, nơi có các vệ tinh quay quanh quỹ đạo, thiết bị điện tử điều khiển từ xa,…Nhưng hiện nay, pin mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Trên thị trường có rất nhiều loại Pin Năng Lượng Mặt Trời với nhiều công suất khác nhau, các thương hiệu pin năng lượng mặt trời cũng có hiệu suất và giá thành khác nhau. Nên bài viết này mình sẽ báo giá chi tiết từng loại tấm pin mặt trời, để các bạn những sự lựa chọn phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng của mình.
Nội dung bài viết
Tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Pin năng lượng mặt trời còn được gọi là pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar Panel, nó được tạo thành từ nhiều tế bào quang điện (Cell pin mặt trời). Thực tế, các tế bào quang điện chính là các phần tử bán dẫn nằm trên cảm biến ánh sáng – các đi ốt quang có tác dụng là chuyển đổi năng lượng hấp thu từ ánh sáng mặt trời thành dòng điện.
Cụ thể, mỗi tấm pin mặt trời được thiết kế giống nhưng những modul, sau đó chúng được ghép lại với nhau và tạo thành một tấm điện mặt trời lớn có khả năng cung cấp nguồn điện vô tận cho các công trình. Do vậy, người ta thường lắp đặt các tấm pin mặt trời cho các tòa nhà cao tầng – nơi mà pin mặt trời có thể hấp thụ lượng ánh sáng lớn nhất để có thế kết nối và thực hiện việc biến đổi dòng điện một cách dễ dàng.
Hiện nay trên thị trường của nước ta có rất nhiều loại pin năng lượng mặt trời với nhiều mức công suất khác nhau, phổ biến như như 40W, 50W, 60W, 100W, 150W, 200W, 250W, 260W, 270W, 300W, 325W, 330W, 345w, 380W, 400w, 435W, 440W, 445W, 450W, 460W, 465W, 530W, 535W, 565W, 570W….và 2 loại tấm pin sử dụng phổ biến nhất là Poly và Mono.
Xem thêm: Báo giá đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời giá bao nhiêu?
Giá trung bình của mỗi watt dao động từ 10.000 đến 14.000 đồng. Và chi phí tổng để lắp điện mặt trời tại Việt Nam trung bình dao động khoảng 60 triệu – 100 triệu đồng trên mỗi hệ thống (4 – 7 kWp đối với hệ thống hòa lưới).
Giá tấm pin năng lượng mặt trời theo công suất và công nghệ
Chi phí giá tấm pin năng lượng mặt trời bao nhiêu phụ thuộc vào ngôi nhà hoặc nhu cầu sử dụng điện của gia đình bạn – một hệ thống lớn sẽ tốn nhiều chi phí hơn và ngược lại. Dưới đây là chi phí trung bình cho từng hệ thống với công suất khác nhau:
Giá tấm pin năng lượng mặt trời Poly
Công suất | Kích thước (mm) | Giá ( đồng) |
60W | 830 x 540 x 30 | 720,000 |
100W | 1030 x 670 x 30 | 1,000,000 |
150W | 1480 x 680 x 35 | 1,500,000 |
260W | 1640 x 992 x 40 | 2,600,000 |
330W | 1956 x 992 x 40 | 3,300,000 |
Giá tấm pin năng lượng mặt trời Mono
Công suất | Kích thước (mm) | Giá ( đồng) |
40W | 670 x 420 x 30 | 560,000 |
50W | 710 x 540 x 30 | 700,000 |
60W | 830 x 540 x 30 | 840,000 |
100W | 1200 x 540 x 30 | 1,200,000 |
150W | 1480 x 680 x 40 | 1,800,000 |
260W | 1640 x 992 x 40 | 2,700,000 |
330W | 1956 x 992 x 40 | 3,300,000 |
380W | 1990 x 1012 x 40 | 3,800,000 |
Báo giá tấm pin năng lượng mặt trời theo kích thước
Giá tấm pin năng lượng mặt trời Poly
Kích thước hệ thống | Số lượng | Giá (đồng) |
1 kWp | 4 | 10,400,000 |
2 kWp | 8 | 20,800,000 |
4 kWp | 16 | 41,600,000 |
6 kWp | 24 | 62,400,000 |
8 kWp | 31 | 80,600,000 |
10 kWp | 35 | 101,400,000 |
12 kWp | 47 | 122,200,000 |
14 kWp | 54 | 140,400,000 |
16 kWp | 62 | 161,200,000 |
18 kWp | 70 | 182,000,000 |
20 kWp | 77 | 200,200,000 |
Giá tấm pin năng lượng mặt trời Mono
Kích thước hệ thống | Số lượng | Giá (đồng) |
1 kWp | 3 | 13,680,000 |
2 kWp | 6 | 27,360,000 |
4 kWp | 11 | 50,160,000 |
6 kWp | 16 | 72,960,000 |
8 kWp | 22 | 100,320,000 |
10 kWp | 27 | 123,120,000 |
12 kWp | 32 | 145,920,000 |
14 kWp | 37 | 168,720,000 |
16 kWp | 43 | 196,080,000 |
18 kWp | 48 | 218,880,000 |
20 kWp | 53 | 241,680,000 |
Báo giá tấm pin năng lượng mặt trời theo thương hiệu
Thương hiệu | Giá pin năng lượng mặt trời bán lẻ (W) |
Pin Canadian Soalr | 6.200đ – 6.300đ |
Pin AE (Đức) Solar | 6.400đ |
Pin Suntech | 6200đ – 6350đ |
Pin Longi | 6200đ – 6350đ |
Pin World Energy | 6200đ – 6350đ |
Pin JA Solar | 6200đ – 6350đ |
Pin VSun | 6200đ – 6350đ |
Pin Powitt | 6200đ – 6350đ |
Pin Trina | 6200đ – 6350đ |
Pin Risen | 6200đ – 6350đ |
Pin Qcell | 6200đ – 6350đ |
Pin Jinko | 6200đ – 6350đ |
LG Solar | 6200đ – 6350đ |
Sun Power | 6200đ – 6350đ |
Pin Leapton Solar | 6200đ – 6350đ |
Pin Yingli Green | 6200đ – 6350đ |
Lưu Ý: – Giá pin năng lượng mặt trời 220V Trên chưa bao gồm VAT -Giá có thể thay đổi rẻ hơn so với thị trường dựa vào các kiện hàng được nhập |
Các thương hiệu pin mặt trời uy tín chất lượng trên thị trường hiện nay
Hôm nay, mình xin chia sẽ cho các bạn các hãng pin năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới đang có mặt và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam năm 2024, Kèm giá pin mới nhất đến hiện tại, Giá pin này sẽ thay đổi theo thời gian nên chỉ mang tính chất tham khảo:
1. Pin mặt trời Qcells (Hanwha Q-Cell) Giá 9.000 đ/Wp
Tấm pin mặt trời Qcells 420 Wp mới nhất hiện nay có giá là 9.000 đ/Wp tức 3.780.000 đ/tấm. Đây là được nhiều người công nhận là loại pin chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện tại nên giá pin mặt trời Qcell cao hơn so với những loại pin cùng công suất khác. Giá cao đồng nghĩa với việc tấm pin này có hiệu suất vô cùng cao, hoạt động bền bỉ, dịch vụ bảo hành tận tâm.
2. Pin mặt trời First Solar giá 6.400 đ/Wp
Giá tấm pin năng lượng mặt trời Fist solar là 6.400 đ/W. First có nghĩa là đầu tiên, ý nghĩa này vô cùng đúng cho một loại pin nằm trong top 10 loại pin có chất lượng và giá thành tốt nhất hiện nay. Pin mặt trời First Solar có nhiều ưu điểm vượt trội như hiệu suất cao, chất lượng tốt, tuổi thọ lâu dài, đặc biệt là giá tấm pin mặt trời First Solar tương đối rẻ. Đây là tiêu chí tuyệt vời để Quý khách hàng lựa chọn pin First Solar là thương hiệu pin nằm trong hệ thống điện mặt trời của mình.
First Solar sử dụng các mô-đun màng mỏng cứng nhắc cho các tấm pin mặt trời của nó, và sản xuất các tấm CdTe sử dụng cadmium telluride (CdTe) làm chất bán dẫn. Năm 2009, First Solar trở thành công ty sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên giảm chi phí sản xuất xuống còn 1 USD mỗi watt.
3. Pin mặt trời Risen Energy giá 6.500 đ/Wp
Tấm pin năng lượng mặt trời Risen hiện nay có giá là 6.500 đ/W. Đây là giá tấm pin năng lượng mặt trời tốt nhất của htsolarxanh dành cho Quý khách hàng chuyên sử dụng pin mặt trời Risen. Nhờ những ưu điểm vượt trội và giá thành tương đối rẻ, mà tấm pin mặt trời Risen được các nhà đầu tư điện mặt trời gọi là ngôi sao tấm pin và được sử dụng phổ biến.
4. Pin mặt trời LONGi Solar giá 6.600 đ/Wp
Tấm pin LONGi solar giá 6.600 đ/W ví dụ tấm pin LONGi 450W mới nhất của LONGi Solar có giá là: 2.970.000 đ/ tấm. LonGi là thương hiệu pin mặt trời uy tín và chất lượng. Pin LonGi được nhiều người sử dụng cho các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình và solar farm. Nhờ những ưu điểm vượt trội và giá thành tương đối rẻ, nên pin LonGi được sử dụng rộng rãi.
5. Pin mặt trời Canadian Solar giá 6.800 đ/Wp
Tấm pin mặt trời Canadian Solar 450 Wp mới nhất hiện nay có giá là 6.800 đ/Wp tức 3.060.000 đ/tấm Đây là giá bán tốt nhất để Quý khách hàng chọn lựa tấm pin. Pin Canadian Solar là loại pin được sử dụng rộng rãi trên thị trường điện mặt trời. Tùy từng thời điểm khác nhau giá pin có thể thay đổi.
Các tấm pin năng lượng mặt trời phổ biến ở Việt Nam
– Các khu vực phía Nam do có điều kiện khí hậu nắng nóng và khu vực đồng bằng thuận lợi, do đó chỉ cần lựa chọn tấm pin PoLy sẽ đem lại hiệu suất cao kèm theo đó là tối ưu chi phí ở mức tối đa
– Các khu vực phía Bắc do điều kiện khí hậu phần lớn là lạnh và có mưa nên việc chọn tấm pin có hiệu suất cao là tốt nhất, thông thường sẽ là Mono tuy nhiên giá thành hơi cao bù lại công suất đạt tối đa và thời gian hoàn vốn nhanh.
Tấm pin năng lượng mặt trời Mono
Đây là một trong những loại pin mặt trời thông dụng nhất. Chúng được cấu thành từ các phân tử silicon đơn tinh thể với độ tinh khiết cao. Cụ thể, các tế bào quang điện của tấm pin mặt trời Mono được cấu tạo từ những phôi silicon hình trụ. Để gia tăng thêm hiệu suất sử dụng của Solar Panel Mono, nhà sản xuất đã tiến hành vạt góc mặt của phôi silicon ngay từ nhà máy.
Mỗi tấm pin năng lượng mặt trời đơn tinh thể có màu đen sẫm. Tất cả các tế bào quang điện đã được vạt góc và xếp cạnh nhau để tạo thành khoảng trống hình thoi vô cùng độc đáo.
Tấm pin mặt trời loại đa tinh thể – Poly
Các tấm pin mặt trời đa tinh thể được gọi là Poly vì chúng được tạo nên từ các silicon tinh tế tương tự như Polysilicon và Silicon đa tinh thể. Trong quá trình sản xuất, các Silicon sẽ được làm tan chảy rồi đổ vào các khuôn hình vuông, sau đó chúng được để nguội và cắt thành các khối vuông theo tiêu chuẩn.
Pin mặt trời đa tinh thể Poly có ưu điểm vượt trội là quá trình sản xuất tương đối đơn giản nên có giá thành cạnh tranh hơn tấm pin mặt trời loại Mono. Tuy nhiên, vì hiệu suất làm việc ngoài nắng của các tấm điện mặt trời cực cao nên tuổi thọ của pin Poly sẽ thấp hơn với pin Mono nếu ở cùng một điều kiện ánh sáng.
Một số câu hỏi liên quan đến pin năng lượng mặt trời
Cách dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời cho gia đình
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra trong trường hợp bạn đang có ý định lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình của mình.
Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng
Nếu với mức hóa đơn điện như thế này có thể thấy việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mang lại lợi ích kinh tế thấp với thời gian hoàn vốn lâu. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng xem có nên lắp không, nếu vẫn lắp đặt hãy cân nhắc đến hệ thống có công suất 3kWp.
Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng
Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp. Thời gian hoàn vốn sẽ khoảng từ 4-5 năm. Với tùy từng mức công suất khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Hãy liên hệ với SUNEMIT để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Hiện nay tấm pin năng lượng mặt trời nào là tốt nhất
Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như diện tích lắp mà sẽ có các loại tấm pin năng lượng mặt trời khác nhau. Thông thường nếu diện tích lắp vừa đủ thì ta nên chọn tấm pin năng lượng mặt trời 400w, 440w, 445w, 500w để giảm diện tích lắp cũng như tăng công suất của hệ thống.
Nếu khu vực lắp đủ lớn thì bạn nên chọn tấm pin năng lượng mặt trời 250w, tấm pin năng lượng mặt trời 300w, tấm pin năng lượng mặt trời 350w, tấm pin năng lượng mặt trời 360w, tấm pin năng lượng mặt trời 370w sẽ có tuổi thọ cao và bền bỉ theo thời gian.
Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?
Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.
Trong những ngày mây mù, mưa, thì hệ thống điện năng lượng mặt trời có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?
Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.
Khi mất điện, hệ thống điện năng lượng mặt trời có hoạt động được không?
Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện mất, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới mất ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.
Trường hợp bạn muốn vẫn có điện dùng khi mất điện và dùng vào buổi tối thì có thể tham khảo Hệ thống điện mặt trời hybrid
Máy vệ sinh pin mặt trời có rẻ không?
Máy vệ sinh pin mặt trời phú hợp với các hệ thống có mái nhà bằng phẳng, không có cấu trúc phức tạp và diện tích lắp rộng lớn, các khu vực lắp có diện tích phức tạp diện tích lắp nhỏ thì chúng ta nên sử dụng nhân công lao động phổ thống sẽ tối ưu chi phí và hiệu suất tấm pin khi chúng bám bụi.
Trên đây là tất cả những thông tin về giá tấm pin năng lượng mặt trời mới nhất trong năm 2024, mong rằng sẽ hữu ích với các bạn!