Việt Nam là quốc gia với lợi thế nắng nhiều trong ngày. Do đó, nhiều hộ gia đình, văn phòng công ty, nhà xưởng nhận thấy tiềm năng của việc đầu tư hệ thống điện mặt trời, vừa dùng điện miễn phí lại có thể bán cho nhà nước. Qua bài viết này, hãy cùng HT Solar Xanh tìm hiểu đầu tư điện mặt trời như thế nào cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất.
Trước tiên, bạn cần phải biết về các loại hệ thống điện mặt trời trên thị trường hiện nay:
Nội dung bài viết
Phân loại hệ thống điện mặt trời trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Nhưng tổng hợp lại vẫn là 3 hệ thống điện mặt trời là hệ thống điện mặt trời độc lập, hệ thống điện mặt trời hòa lưới và hệ thống hỗn hợp. Mỗi hệ thống đều có ưu nhược điểm và nguyên lý hoạt động riêng.
Hệ thốhttp://\ng điện mặt trời độc lập
Ưu điểm và nhược điểm hệ thống điện mặt trời độc lập
Ưu điểm của hệ thống này là phù hợp cho những hộ gia đình, văn phòng ít người có nhu cầu sử dụng điện thấp. Những khu vực vùng miền mà chưa có hệ thống điện lưới quốc gia EVN. Hệ thống có thể lưu trữ điện vào ắc quy và sử dụng vào buổi tối nếu ban ngày chưa dùng hết.
Nhưng nhược điểm của hệ thống là chi phí đầu tư điện mặt trời ban đầu cao do phải lắp thêm ắc quy. Trong quá trình sử dụng lại phải bảo dướng thay mới ắc quy thường là từ 2 đén 5 năm. Tốn kém thêm chi phí, trong khi đó công suất điện lại thấp.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của hệ thống độc lập: Hệ thống độc lập gồm có tấm pin năng lượng mặt trời, mạch điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời, ắc quy lưu trữ điện inverter kích đổi dòng điện tự 12 V DC lên 220 V AC. Bức xạ mặt trời khi chiếu vào các tấm pin năng lượng mặt trời. Bức xạ mặt trời sẽ chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC). Dòng điện DC tiếp tục đi qua bộ điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời. Sau đó, nguồn điện DC sẽ được nạp vào bình ắc quy để lưu trữ lại. Điện sau khi đã được lưu vào trong ắc quy. Nếu sử dụng trực tiếp điện từ bình ắc quy thì cứ cắm vào 2 cọc âm dương của bình.
Nếu muốn sử dụng điện 220V AC thì phải thêm một bước kích đổi điện. Đó là qua inverter đổi dòng điện từ 12V DC lên 220V AC. Có thể sử dụng nguồn điện từ cổng ra 220V AC cho các thiết bị dùng nguồn điện này.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Ưu điểm và nhược điểm hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Ưu điểm không thể bỏ qua của hệ thống này là chi phí đầu tư thấp hơn hệ thống độc lập do không mất chi phí cho ắc quy. Kèm theo đó là chi phí bảo dưỡng cũng thấp. Sử dụng lâu năm cũng không mất chi phí thay ắc quy. Trong khi đó năng suất chuyển đổi điện rất cao. Hệ thống phù hợp với những gia đình, văn phòng, nhà xưởng tiêu thụ điện năng cao vào ban ngày. Khi mà bức xạ mặt trời đang ở mức cao. Lắp trên mái nhà còn giúp giảm nhiệt độ của ngôi nhà xuống. Ngoài ra còn có thể hòa vào lưới điện quốc gia. Nên không dùng hết có thể bán lại điện cho nhà nước.
Nhược điểm của hệ thống là chỉ sử dụng được khi có điện lưới. Do hệ thống tự ngắt để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia. Do không có ắc quy lưu trữ nên điện dư thừa vào ban ngày sẽ không thể tích lại mà sử dụng vào buổi tối. Mà chỉ có thể đưa ra hệ thống lưới điện quốc gia.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hòa lưới: hệ thống hòa lưới khác vói hệ thống độc lập ở chỗ là không có hệ thống ắc quy lưu trữ điện. Các tấm pin năng lượng mặt trời cũng hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt trời.Sau đó chuyển thành dòng điện DC và chuyển trực tiếp cho Inverter ( bộ hòa lưới). Inverter sẽ làm nhiệm vụ chuyển dòng điện từ dòng một chiều DC thành dòng điện AC xoay chiều. Cùng pha cùng tần số và điện áp để có thể hòa vào lưới điện quốc gia. Nếu lượng điện từ pin năng lượng mặt trời không dùng hết. Công tơ 2 chiều sẽ đo được lượng điện được đẩy ra hệ thống lưới điện quộc gia.
Hệ thống hỗn hợp
Hệ thống hỗn hợp là hệ thống kết hợp 2 hệ thống trên. Qua đó có thể khắc phục được nhược điểm của nhau. Vừa có công suất lớn và lại lưu trữ được điện dùng khi buổi tối hay khi mất điện. Nhưng nhược điệm của hệ thống này vẫn là chi phí lớn.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên lý điện mặt trời và cấu tạo nhà máy điện mặt trời như thế nào?
- Cấu tạo và cách tự chế bếp năng lượng mặt trời parabol đơn giản nhất.
Vì sao ngày càng nhiều hộ gia đình đầu tư điện mặt trời
Với việc có thể tự sản xuất điện để tiêu dùng, giúp tiết kiệm một khoản tiền hàng tháng. Đầu tư một hệ thống điện mặt trời là sự lựa chọn lý tưởng của rất nhiều hộ gia đinh. Ngoài ra nếu điện dư thừa còn có thể bán lại cho nhà nước. Như vậy sẽ có thêm nguồn thu nhập hàng tháng. Để có thế vửa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình, vừa có thể bán lại cho nhà nước thì nên lắp hệ thống năng mặt trời có công suất lớn.
Yếu tố tác động đến giá thành của hệ thống điện mặt trời
Giá của hệ thống dao động rất nhiều tư vài triệu đến cả trăm triệu trên một hệ thống điện mặt trời. Vậy các yếu tố tác động đến giá thành của hệ thống điện mặt trời là gì?
Nguyên vật liệu
Thứ nhất là vật tư để làm ra những tấm pin mặt trời, bộ hòa lưới inverter. Các hộ gia đình có thể chọn loại giá rẻ, phổ thông hay cao cấp. Do đây là những vật tư chiếm giá trị lớn nhất trong hệ thồng. Nên chỉ cần thay đổi chất lượng từ cao xuống thấp là đã thay đổi giá cả rất nhiều. Ngay việc chọn 1 hãng sản xuất pin mặt trời cũng đã có sự phân cấp giá cả. Hàng bình dân có thể kể như là Poly/ Poly Perc, sau đó đến Mono/ Mono Perc hoặc có thể chọn hàng tốt như Mono N-Type…
Với mỗi nhà cung cấp thì các thông số kỹ thuật, chế độ bảo hành, các chứng chỉ kèm theo sản phẩm cũng sẽ khác nhau.
Thiết bị phụ trợ
Thứ hai phải kể đến các thiết bị phụ trợ cho hệ thống dù chỉ chiếm 1/5 thôi nhưng đây đều là những thứ không thể thiếu. Như các thiết bị sử dụng trong tủ điện, cầu chì, chống sét, rồi dây dẫn chuyên dụng dùng cho điện mặt trời. Kèm theo đó các loại khung cơ khí, thang có độ bền lên đến vài chục năm khi sử dụng ở ngoài trời.
Các yếu tố khác
Mái thi công: do hệ thống điện thường được lắp trên mái nhà để có thể đảm bảo thu được nhiều bắc xạ mặt trời nhất. Nên trong quá trình thi công có thể phải sửa chữa lại mái nhà. Mái tôn thì tốn ít chi phí nhất, sau đó là mái bằng và mái ngói.
Chi phí cho nhân công thi công, chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa thay thế thiết bị… Mỗi doanh nghiệp đều có năng lực và tiêu chuẩn riêng để đảm bảo hệ thống hoạt động thu được nhiều bức xạ mặt trời. Doanh nghiệp có thể thu phí bảo dưỡng lớn nhưng sẽ có đội ngũ giám sát hệ thống thường xuyên. Đề xuất bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống lớn để tối đa tính hiệu quả cho công trình. Vì thế khi lựa chọn đơn vị thi công nên chọn các doanh nghiệp lớn có năng lực tốt, kinh nghiệm lâu năm. Đội ngũ thi công chuyên nghiệp có thể yên tâm về chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình.
Cách sử dụng hệ thống điện mặt trời hợp lý?
Với những hiệu quả kinh tế lắp hệ thống điện mặt trời mang lại. Các hộ gia đình có thể dễ dàng quyết định việc lắp đặt hay không. Để có thể đem lại công suất lớn thì chi phí đầu tư trời ban đầu không hề nhỏ. Nếu sử dụng không hiệu quả thì còn gây thiệt hại. Phù hơp nhất thì bước đầu các hộ gia đình chỉ nên đặt mục tiêu giảm hóa đơn tiền điện. Do thời gian sử dụng điện nhiều nhất là vào buổi tối. Các văn phòng, nhà xưởng, siêu thị, khách sạn, các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban ngày… thì lắp hệ thống năng lượng mặt trời là có lợi nhất.
Lưu ý khi đầu tư điện mặt trời gia đình
Nơi lắp đặt phải đón được ánh nắng thường xuyên, nên ở trên nóc nhà thông thoáng. Dù nhà cao tầng mà vẫn bị che chắn bởi nhà cao tầng hoặc cây cối thì cũng không tốt. Cùng một hệ thống điện mặt trời nhưng ở các khu vực khác nhau cho công suất và hiệu quả khác nhau.
Ngoài ra các hộ gia đình cũng nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng. Nếu mức sử dụng điện ít thì đầu tư hệ thống sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế. Do chi phí lắp đặt cao mà lại điện mặt trời không thể thay thế được điện lưới quốc gia.
Tiếp đó là phải xem xét đến thời gian sử dụng điện. Ban ngày có nắng thì không sử dụng đến, buổi tối sử dụng nhiều thì hệ thống không sản xuất điện được. Điện dư thừa ban ngày không sử dụng hết cũng sẽ gây hại cho hệ thống.
Việc đầu tư hệ thống điện mặt trời cũng không phải đầu tư lắp đặt ban đầu là xong. Mà trong quá trình sử dụng còn phải duy trì bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống hàng năm. Đây cũng không phải là một chi phí nhỏ.
Vì thế nên chọn nhà thầu, đơn vị thi công có uy tín lâu năm, trách nhiệm cao. Trong quá trình thi công có tư vấn, đo đạc đầy đủ. Kèm theo đó là chế độ bảo hành bảo dưỡng tốt. Như thế khách hàng mới có được hệ thống năng lượng mặt trời đem lại hiệu quả cao nhất.
Đối tượng phù hợp lắp hệ thống điện mặt trời và có lợi ích từ nó?
Với những yếu tố kể trên, nơi phù hợp nhất để lắp hệ thống năng lượng điện mặt trời là những nơi có nhiều nắng. Đối tượng là những hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng, nhà hàng kinh doanh có nhu cầu sử dụng điện cao vào ban ngày. Còn với những nơi có nhu cầu sử dụng điện ít, thì việc lắp đặt điện mặt trời là chưa hợp lý so với chi phí bỏ ra ban đầu.
Với bài tư vấn trên đây, HT Solar Xanh đã giúp các bạn có sự hiểu biết hơn về việc đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, cũng như các vấn đề liên quan đến năng lượng mặt trời. Hãy truy cập vào website htsolarxanh.com thường xuyên để tìm hiểu nhiều hơn về năng lượng mặt trời các bạn nhé. Hãy comment cho chúng tôi biết về những vấn đề về năng lượng mặt trời mà bạn đang quan tâm.