Sử dụng các thiết bị điện không đúng cách có thể gây ra những nguy hiểm cho con người. Hiện tượng đoản mạch ra là gì? Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Dưới đây, htsolarxanh sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên và tìm ra cách phòng tránh.
Nội dung bài viết
Hiện tượng đoản mạch là gì?
Hiện tượng đoản mạch hay còn gọi là ngắn mạch là hiện tượng mạch điện bị chập hay nối tắt. Mạch điện thông thường sẽ có một nguồn điện trở. Nhưng trong trường hợp, hai sợi dây nối liền với nhau, tạo ra một đường tắt cho dòng điện đi qua mà không qua điện trở thì sẽ xuất hiện hiện tượng đoản mạch.
Cũng có thể nói rằng, đoản mạch là hiện tượng điện trở của nguồn điện nối với mạch ngoài rất thấp (không đáng kể) hoặc là nguồn điện có cực dương và cực âm nối với nhau mà không qua thiết bị điện. Lúc đó, điện trở của dây dẫn cực kỳ nhỏ, dẫn đến việc nhiệt lượng toả ra mạnh.
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi hai sợi dây điện dính vào nhau do một nguyên nhân nào đó, tạo thành một đường tắt để dòng điện đi qua mà không chạy qua điện trở.
Ngoài ra, hiện tượng đoản mạch cũng xảy ra khi nối cực dương và cực âm của nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đó, dòng điện trong mạch có cường độ lớn, tăng lên đột ngột và có thể gây ra cháy nổ.
Hiện tượng đoản mạch gây ra nguy hiểm gì?
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi khi điện trở của dây dẫn cực kỳ nhỏ. Lúc đó, cường độ dòng điện tăng lên bất ngờ có thể gây ra cháy nổ, hoả hoạn. Nếu một phần của mạch điện xảy ra hiện tượng đoản mạch thì có thể làm cháy vỏ bọc cách điện ở phần đó, làm hỏng các dụng cụ sử dụng điện ở phần mạch điện còn lại. Ngoài ra, nó còn gây chập cháy điện trong nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
Cách phòng tránh hiện tượng đoản mạch
Dưới đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiện tượng đoản mạch và đảm bảo an toàn cho gia đình bạn khi sử dụng điện:
- Sử dụng cầu chì ở mỗi công tắc điện hoặc thiết bị sử dụng điện có công suất cao. Cầu chì có tác dụng tự ngắt điện khi cường độ dòng điện tăng cao đột ngột, từ đó, tránh được cháy nổ và hư hỏng thiết bị điện.
- Tắt tất cả thiết bị điện trong nhà khi xảy ra hiện tượng đoản mạch.
- Chọn loại dây dẫn có tiếp diễn tương ứng với công suất sử dụng của nguồn điện.
- Chỉ sử dụng các loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện
- Không sử dụng cùng lúc các thiết bị điện có công suất cao
- Lắp đặt hệ thống ngắt điện như CB, Aptomat ở thiết bị và nguồn điện
- Gọi điện nhờ sự giúp đỡ của người am hiểu về kỹ thuật điện khi xảy ra hiện tượng đoản mạch.
- Không tự ý chạm vào các thiết bị điện dân dụng nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và những cách phòng tránh. Biết cách sử dụng điện là bảo vệ an toàn cho bạn và gia đình bạn.