Máy phát điện là một thiết bị được ra đời để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tạm thời trong những khi mất điện, cháy chập điện,… ở các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện. Để hiểu rõ hơn về máy phát điện là gì, mời bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây.
Nội dung bài viết
Máy phát điện là gì?
Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, thường sử dụng theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng này có thể đến từ các động cơ tuabin nước, gió, động cơ đốt trong hoặc các nguồn khác. Hay dễ hiểu hơn, máy phát điện là thiết bị tạo ra điện năng, phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện trong các tình huống dự phòng khi mất điện (cúp điện), điện bị quá tải, hay thiếu điện,.. Lượng điện năng này được sử dụng trong việc sản xuất, kinh doanh hoặc đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Máy phát điện có công dụng chính đó là phát điện, chỉnh lưu hoặc hiệu chỉnh điện áp khi có sự cố mất điện xảy ra.
Bên cạnh đó, Hrsolarxanh.com cung cấp thêm thông tin máy phát điện tiếng Anh là gì?
Trong tiếng anh máy phát điện được gọi là Generator với phiên âm /ˈdʒen.ər.eɪ.t̬ɚ/.
Ngày nay nhu cầu sử dụng thiết bị phát điện ngày càng nhiều hơn và máy phát điện đóng vai trò quan trọng khi có sự cố về điện xảy ra. Để hiểu rõ hơn về máy phát điện trước tiên cần nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này.
Cấu tạo máy phát điện
Cấu tạo máy phát điện bao gồm nhiều bộ phận có chức năng vận hành khác nhau. Khi hiểu rõ về thiết bị này giúp bạn dễ dàng vận hành và sửa chữa khi sử dụng.
- Động cơ: Đây là bộ phận quan trọng nhất, là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện sẽ sử dụng một số nguyên liệu như xăng, dầu diesel, khí đốt để có thể hoạt động. Kích thước của động cơ sẽ tùy thuộc vào công suất tối đa của mỗi máy. Những máy có động cơ nhỏ sẽ dùng xăng, động cơ lớn sẽ hoạt động nhờ dầu diesel, khí đốt.
- Đầu phát: Đầu phát cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy, có tác dụng sản xuất ra điện từ nguồn nhiên liệu cơ học. Đầu phát thực hiện 3 chức năng chính là phát điện, hiệu chỉnh điện áp và chỉnh lưu. Đầu phát được cấu tạo từ hai phần chính đó là stato và roto.
- Hệ thống nhiên liệu: Đây là nơi chứa nhiên liệu, nối dẫn từ bình nhiên liệu vào động cơ để hoạt động. Hệ thống này bao gồm bình nhiên liệu, ống nối, bơm nhiên liệu, bình lọc, kim phun, ống thông gió. Bộ phận này giúp đảm bảo nhiệm vụ cung cấp và điều phối nhiên liệu trong vận hành máy phát điện một cách trơn tru.
- Ổn áp: Đây là bộ phận quy định mức điện áp đầu ra của máy với công dụng chính điều chỉnh điện áp ở mức cho phép, giúp dòng điện luôn ổn định.
- Hệ thống làm mát: có khả năng hạ nhiệt máy khi trời quá nóng, giúp máy hoạt động an toàn và đạt được hiệu suất cao hơn.
- Hệ thống xả thải: Đây là hệ thống xử lý lượng khí thải với ống xả được gắn liền động cơ có khả năng giảm rung khi máy hoạt động.
Hệ thống bôi trơn: giúp máy phát điện được hoạt động êm ái, bền bỉ trong thời gian dài và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Nguyên lý máy phát điện được hoạt động theo nguyên lý chính đó là nguyên lý cảm ứng điện từ. Hiểu một cách đơn giản đó là hoạt động sẽ tác dụng khiến cho nam châm hay cuộn dây quay tròn. Lúc này, xuất hiện sự tăng giảm luân phiên số đường sức từ nam châm đi qua tiết diện cuộn dây. Khi hiện tượng tăng giảm này xảy ra thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây xuất hiện và luân phiên đổi chiều. Ngoài ra, nguyên lý máy phát điện 1 pha còn hoạt động theo nguyên tắc dựa vào lực từ trường khi có tác dụng lên dòng điện.
Phân loại máy phát điện
Hiện nay, máy phát điện được phân loại theo 04 nhóm chính bao gồm theo: nhiên liệu, theo pha, theo động cơ và theo công suất.
Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm khác nhau và giá các loại máy phát điện được bán trên thị trường cũng khác nhau và đa dạng hơn.
Cụ thể phân loại máy phát điện như sau:
- Máy phát điện theo nhiên liệu sử dụng: Có 2 loại máy bao gồm máy chạy bằng xăng và bằng dầu. Ngoài ra, có một số loại máy sử dụng gas và các loại khí đốt khác.
- Máy phát điện theo pha: bao gồm loại 1 pha và loại 3 pha. Loại 1 pha thường được sử dụng trong sinh hoạt cho các gia đinh. Còn loại 3 pha được sử dụng trong sản xuất và công nghiệp.
- Máy phát điện theo động cơ: bao gồm máy 2 thì và 4 thì. Hiện nay trên thị trường chủ yếu cung cấp máy 4 thì, còn loại 2 thì là thiết bị mini, có công suất thấp từ 1kw trở xuống.
- Máy phát điện theo công suất và mục đích: bao gồm loại máy dân dụng và công nghiệp. Với loại phục vụ cho mục đích công nghiệp có công suất 10kw trở lên được sử dụng cho các dự án, tòa nhà cao tầng hoặc trong nhà máy sản xuất. Với loại máy dân dụng sẽ có công suất 10kw trở xuống được sử dụng trong các gia đình và công ty.
Ứng dụng của máy phát điện trong đời sống
Nhu cầu sử dụng điện của con người ngày càng cao bởi các thiết bị đồ dùng trong gia đình, kinh doanh sản xuất đều hoạt động bằng động cơ điện. Khi nguồn điện bị ngắt sẽ khiến cho các hoạt động của thiết bị điện bị ngưng lại. Có thể nói sự ra đời của máy phát điện được ứng dụng phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
- Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhờ vào thiết bị phát điện, các hoạt động sản xuất được diễn ra đều đặn. Các doanh nghiệp sẽ không cần phải đau đầu khi tìm cách khắc phục khi gặp sự cố mất điện đột ngột.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Máy phát điện được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp với mô hình trồng cây tại các vườn ăn quả với hệ thống tưới tiêu được vận hành bằng năng lượng điện. Thiết bị này giúp tiết kiệm sức lao động cho người dân.
- Trong cuộc sống hằng ngày: Sử dụng máy phát điện trong sinh hoạt hằng ngày giúp hạn chế tình trạng mất điện đột ngột trong các hộ gia đình.
Tổng kết
Qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về máy phát điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao, và ứng dụng của nó trong đời sống hiện nay. Đây là một thiết bị không thể thiếu trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt thường ngày, nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống.