Hiện nay nghề điện dân dụng được rất nhiều người coi trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được yêu cầu và điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. Hãy cùng htsolarxanh tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Điện dân dụng là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về nghề điện dân dụng và điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng, chúng ta cần hiểu thế nào là điện dân dụng. Đây là một khái niệm vô cùng quen thuộc và đóng một vai trò tất yếu trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Vậy ngành điện dân dụng là gì? Đó là ngành nghề sản xuất, lắp đặt và sửa chữa tất cả các thiết bị máy móc liên quan tới điện như đèn chiếu sáng, lò vi sóng, quạt, ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…
Trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại, điện dân dụng được bao phủ rộng khắp cả nước, từ thành phố, tới những vùng nông thôn và miền núi, thậm chí cả ở những vùng xa xôi, biên giới và hải đảo ở nước ta.
Vai trò của điện dân dụng đối với đời sống con người
Điện dân dụng có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất. Do đó, nghề điện dân dụng là ngành nghề phục vụ chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần vào thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, giúp nền kinh tế phát triển và tăng thu sản xuất. Nếu như không có điện, sinh hoạt hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng, nhà máy, công trình, xí nghiệm không thể hoạt động, đất nước không thể phát triển.
Thợ điện dân dụng làm công việc gì
Thợ điện dân dụng là những người làm những công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện và những công việc gắn liền với sự phát triển của điện năng, đồ dùng điện. Nhìn chung, ngành điện dân dụng gồm những công việc chính sau đây:
- Sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện
- Thực hiện những công việc vận hành động cơ, máy móc
- Sửa chữa những đường dây bị đứt, nối dây, đi dây điện
- Xây dựng và thiết kế hệ thống ổ cắm điện
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
- Vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa mạng điện, thiết bị, đồ dùng điện trong nhà, xí nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Điều chỉnh hoạt động của các loại máy biến áp
- Đảm bảo các biện pháp an toàn điện, an toàn lao động
Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
Tuỳ vào tính chất công việc, thợ điện có thể làm làm việc trong những môi trường khác nhau. Cụ thể, họ có thể làm việc trong nhà, hay ngoài trời. Làm việc trên cao để sửa chữa và lắp đặt đường dây điện, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Làm việc bất kể thời tiết, nắng nóng, ẩm ướt. Khi có sự cố xảy ra, họ phải đi một quãng đường xa tới nơi làm việc. Ngoài làm việc theo giờ tiêu chuẩn, thợ điện còn phải làm thêm giờ, tăng ca nếu có nhiều công việc. Đây cũng là công việc có tính chất nguy hiểm bởi thường xuyên phải làm việc với ổ điện, hộp điện, cột điện. Do đó, thợ điện dân dụng phải là người có sức khoẻ tốt và luôn cẩn thận khi làm việc.
Yêu cầu của nghề điện dân dụng
Do tính chất nguy hiểm, lưu động và phức tạp, thợ điện cần có sức khoẻ tốt, không bị mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, những bệnh hiểm nghèo, không bị bệnh liên quan tới phổi, xương khớp, thần kinh. Không bị điếc, run tay, loạn thị. Vì phải thường xuyên làm việc trên cao, những người làm nghề điện không được sợ độ cao.
Ngoài ra, thợ điện cần có những đức tính như cẩn thận, chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, phản ứng nhanh nhạy với các tình huống, có óc quan sát, tìm hiểu mọi khía cạnh của vấn đề.
Những người làm nghề điện phải có kiến thức, hiểu biết cơ bản về cách sử dụng điện và quy trình kỹ thuật trong nghề điện. Biết cách đo lường, sửa chữa, lắp đặt mạng điện và thiết bị điện một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Triển vọng nghề điện dân dụng
Là nhu cầu tất yếu, nghề điện dân dụng ngày càng phát triển và có triển vọng trong tương lai. Rất nhiều học sinh, sinh viên theo học. Đây cũng là một nghề có nhiều lợi thế hơn những ngành học khác.
- Nghề điện không sợ thất nghiệp: Nhu cầu điện dân dụng trong đời sống ngày càng cao, là một phần không thể thiếu trong gia đình và xã hội, dẫn tới những cơ hội việc làm hấp dẫn cho những người học ngành này.
- Là nghề ổn định và lâu dài: Nghề điện mang tính ổn định và có định hướng lâu dài. Học nghề điện, bạn có thể làm việc ở bất kỳ môi trường nào và đối tượng khách hàng cũng rất đa dạng.
- Thu nhập cao: Tuỳ vào kinh nghiệm, khả năng và độ phức tạp của công việc, mức đãi ngộ và thu nhập của các thợ điện cũng rất khác nhau. Càng có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong công việc, thu nhập sẽ càng cao. Theo đó, một kỹ sư mới ra trường có mức thu nhập khoảng 5-7 triệu đồng/tháng. Các kỹ sư có trình độ tay nghề và chuyên môn cao, thu nhập có thể tới 1- 20 triệu/tháng hoặc cao hơn.
- Tiêu chuẩn tuyển sinh dễ dàng, đơn giản: Nhằm mở ra những cơ hội cho các bạn trẻ và đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, phục vụ cho sự phát triển của xã hội, kinh tế, có rất nhiều trường đại học, trung tâm, cao đẳng, cơ sở đào tạo ngành nghề này với tiêu chuẩn tuyển sinh không quá khắt khe.
Nghề điện dân dụng có thể học tại các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kỹ thuật, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân.