Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, bạn phát hiện tủ lạnh nhà mình đóng tuyết bên trong. Lớp tuyết này từ đâu mà có? Liệu có ảnh hưởng đến hoạt động của tủ không? Làm sao để khắc phục tủ bị đóng tuyết? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Đồng thời trả lời câu hỏi tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng tuyết tủ lạnh
Hiện tượng đóng tuyết tủ lạnh có nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất mà bạn đọc có thể tự kiểm tra
Đứt cầu chì nhiệt
Cầu chì nhiệt được thiết kế nằm trên ngăn đá. Cầu chì nhiệt có chức năng bảo vệ không để bộ phận xả đá hoạt động quá lâu gây nóng tủ lạnh. Khi cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ ngưng hoạt động và gây ra hiện tượng đóng đá tuyết trong tủ.
Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch
Sò lạnh có tên khác là rơ le xả tuyết. Thường nằm sau ngăn đá của tủ, được thiết kế kẹp vào dàn lạnh. Nhằm phát hiện lớp tuyết phủ trên dàn lạnh. Chức năng chính của rơ le này là đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động.Nếu có tuyết phủ đầy dàn lạnh và ngăn không cho thanh điện trở này đốt nóng khi không cần thiết gây lãng phí điện năng. Nếu sò lạnh hỏng, thanh điện trở sẽ nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh.
Rơ le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá
Rơ le xả đá (Timer) là bộ phận chuyển mạch ngắt dàn nóng sang chế độ xả đá, được lắp ở hộp điện sau lưng tủ lạnh hoặc ngăn rau củ. Nếu rơ le xả đá không đóng sang tiếp điểm, chế độ xả đá sẽ không hoạt động khiến cho quá trình xả đá bị dừng lại. Hiện tượng này xảy ra có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng mòn gây kẹt hoặc khô mỡ, bám bẩn.
Đứt điện trở gia nhiệt
Bộ phận điện trở gia nhiệt có vai trò điều khiển điện năng khi quá tải. Khi bị đứt, điện trở gia nhiệt không kiểm soát được lượng điện năng của tủ, khiến tủ hoạt động không ổn định.
Liệu tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Có rất nhiều đặc điểm để nhận biết tủ lạnh bị đóng tuyết. Nhưng trước tiên bạn phải hiểu đóng tuyết ở trường hợp này nghĩa là gì. Cùng tìm hiểu tại những nội dung dưới đây nhé.
Bật mí cho bạn
- Bí quyết sử dụng tủ lạnh không tốn điện.
- Cách sử dụng tủ lạnh sharp tiết kiệm điện.
- Bóng đèn nào tiết kiệm điện nhất – Tư vấn lựa chọn bóng đèn tiết kiệm điện tối ưu cho gia đình bạn.
- Giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm năng lượng trong trường học
Đặc điểm tủ lạnh bị đóng tuyết
Với tủ lạnh bị đóng tuyết, trên ngăn đá sẽ xuất hiện một lớp tuyết đóng cứng bên trong. Tủ lạnh đóng tuyết (tủ Coil), có cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor (dàn nóng) và Thermostat. Compressor có tác dụng hạ nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao. Còn Thermostat có tác dụng ngắt mạch cho dàn nóng khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết. Tủ lạnh đóng tuyết thường có dàn lạnh nằm bên ngoài. Không có quạt như tủ không đóng tuyết.
Đặc điểm của loại tủ đóng tuyết này có thiết kế nhỏ gọn (dưới 160 lít). Do tủ không có quạt và chế độ tự xả đá. Mỗi khi xả đá thì buộc phải ngắt nguồn điện, làm sạch sau khi đá tan. Ngoài ra vì không có dây nhiệt làm nóng, tủ Coil sẽ có hiện tượng tuyết đóng trên dàn lạnh.
Tác hại khi tủ lạnh bị đóng tuyết
Lớp tuyết đóng trong tủ không chỉ làm tốn diện tích. Mà còn gây lãng phí điện năng nếu như không sớm tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Khi tủ lạnh bị đóng tuyết, hơi lạnh trên ngăn đá sẽ bị cản trở lưu thông dẫn tới hiện tượng ứ đọng. Không thổi ra ngoài được để làm đông đá. Lớp tuyết này còn có thể làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được.
Do đó động cơ của tủ lạnh dù vẫn hoạt động hết công suất nhưng các ngăn của tủ lạnh lại không có hơi lạnh để bảo quản thực phẩm và rau củ gây lãng phí điện năng.
Cách xử lý khi tủ bị đóng tuyết
Khi phát hiện tủ lạnh bị đóng tuyết, bạn đọc thực hiện theo các bước sau để xử lý
Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện cho tủ lạnh. Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình xử lý và tránh lãng phí điện năng.
Bước 2: Lấy toàn bộ thực phẩm trong tủ ra ngoài. Khi bị đóng tuyết, đồ ăn, thực phẩm để trong tủ không còn được đảm bảo vệ sinh nên cần lấy ra ngoài.
Bước 3: Tháo các khay đựng đá, ngăn đựng thức ăn ra ngoài. Bạn đọc lưu ý kiểm tra các điểm chốt, ốc vít gắn những khay này với tủ, nếu bất cẩn có thể làm vỡ những tiếp điểm này.
Bước 4: Đợi tuyết đóng trong tủ tan ra. Khi mở tủ và ngắt điện, tủ ngưng hoạt động thì lớp tuyết đóng trong tủ sẽ tan dần. Có thể dùng nước nóng để làm tuyết tan nhanh hơn. Bạn đọc nên chuẩn bị trước lót nền xung quanh tủ để nước không chảy ra ngoài và khăn, giẻ để lau dọn.
Giải đáp cho câu hỏi tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Qua bài viết, hẳn bạn đọc đã có thể trả lời câu hỏi dùng tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không? Thực tế cho thấy khi bị đóng tuyết tủ lạnh sẽ tiêu tốn điện năng hơn.
Tuy nhiên loại tủ này vẫn được nhiều người lựa chọn do giá thành rẻ, linh kiện dễ thay thế và phù hợp với người có nhu cầu sử dụng tủ thấp. Cân nhắc giữa các yếu tố nhu cầu, chức năng và kinh phí sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được chiếc tủ lạnh phù hợp với mình.Nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt ngày càng nhiều hơn, dẫn đến chi phí tiền điện cũng tăng cao. GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI của HT Solar Xanh sẽ giúp bạn vừa có điện sử dụng thoải mái, lại vừa có thể tạo ra nguồn thu nhập mới bằng cách bán lại lượng điện không dùng hết cho nhà nước. Gọi cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất ngay hôm nay.